Đám cưới là ngày quan trọng nhất đời người, và việc mời khách đến dự đám cưới ra sao để không mất lòng một ai cũng là điều mà cô dâu, chú rể băn khoăn nhất. Chúng ta cần biết cách mời đám cưới thế nào để vừa thể hiện sự nhiệt tình, vừa bày tỏ được tấm lòng trân quý khi khách có thể đến dự.
Các cặp đôi thường gặp khó khăn khi lựa chọn từ ngữ phù hợp cho lời mời đám cưới của mình. Thueaocuoi.vn xin chia sẻ một số bí quyết nho nhỏ để giúp bạn có thêm kinh nghiệm mời cưới nhé!
Cách mời đám cưới bạn bè

Bạn bè chính là những người đã chứng kiến tình yêu của hai bạn, từ lúc bắt đầu cho đến khi tiến tới hôn nhân. Dù thân hay không thân bạn vẫn nên trực tiếp mời từng người, hoặc có thể rủ nhóm đi cafe rồi gửi thiệp. Nếu trường hợp có ai vắng mặt thì bạn nên gửi sau. Không nên gửi qua một người khác, vì làm như vậy họ sẽ cảm thấy không được trân trọng.
Đối với bạn bè không thân thiết thì có thể lời mời đám cưới như sau: “ Chào bạn, vào ngày … mình và … sẽ tổ chức đám cưới. Vì điều kiện mình không gặp bạn tại nhà được, nên không trực tiếp gửi thiệp mời. Rất mong bạn dành một ít thời gian ngày hôm đó đến tham dự tiệc cưới của mình. Sự hiện diện của bạn là niềm vinh hạnh và hạnh phúc lớn nhất. Cảm ơn và mong bạn thông cảm cho mình nhé!”
Còn đối với bạn bè thân thiết thì không mời vẫn sẽ đến nhưng chúng ta cũng nên có lời mời đám cưới để thể hiện sự tôn trọng bạn mình: “ Bạn là người đã chứng kiến và giúp đỡ cho tình yêu của tụi mình. Nên mình mong vào ngày … bạn sẽ đến dự để đám cưới của mình có được niềm vui trọn vẹn nhất. Trân trọng mời bạn và người thương đến nhé!”
Cách mời đám cưới người thân

Đối với người thân trong gia đình, do quá thân thiết nên mình có thể không cần đưa trực tiếp mà có thể gọi điện hoặc nhắn tin. Nhưng cách mời đám cưới vẫn phải lịch sự, tôn trọng và thể hiện thành ý mời họ đến dự tiệc.
Bạn có thể dùng mẫu câu như sau: “Chào anh/chị/em! Như anh/chị/em đã biết thì đến ngày… chúng em/anh chị sẽ tổ chức lễ cưới. Vì cũng là người trong gia đình nên em/anh chị cũng không quá cầu kỳ trong việc mời thiệp. Hôm nay em/anh chị xin kính mời với anh/chị/em bớt chút thời gian đến chung vui cùng gia đình vào ngày hôm đó. Sự hiện diện của anh/chị/em chính là niềm hạnh phúc của gia đình chúng em.”
Xem thêm kinh nghiệm cưới:
- Trang trí bàn gia tiên đẹp ngày dặm hỏi – đám cưới
- Cách dán chữ đám cưới chúc mừng hai họ khéo léo
- Cách viết phong bì đám cưới mới gia đình – bạn bè – anh chị – sếp
Cách mời đám cưới người lớn tuổi

Những người lớn tuổi thường có lối sống truyền thống, không thoáng như giới trẻ. Họ tôn trọng các lễ nghi nên thường sẽ khó tính trong từng câu từ lời mời. Nên đối với người lớn tuổi chúng ta phải lựa chọn lời mời đám cưới lễ phép kính trọng để không làm phật ý họ.
Bạn có thể mời theo cách sau: “Dạ cháu chào ông/ bà/ cô/bác. Sắp tới vào ngày … cháu sẽ tổ chức tiệc cưới tại tư gia. Cháu kính mời ông/bà/cô/bác tới tham dự và chia vui với gia đình chúng con. Sự hiện diện của ông/bà/cô/bác là lời chúc phúc tốt đẹp nhất. Kính mong ông/bà/cô/bác bớt chút thời gian đến tham dự ạ.”
Trường hợp không thể mời trực tiếp thì chúng ta nên nhờ người lớn “bằng vai phải lứa” mời giúp để thể hiện thành ý và sự tôn trọng.
Một số lưu ý khi mời cưới bạn bè người thân

Ngoài những vấn đề trên, thì khi mời đám cưới chúng ta cần có những lưu ý quan trọng sau:
- Không mời quá cận ngày cưới hoặc quá sớm, thường nên gửi thiệp trước từ 7-10 ngày.
- Nên đưa thiệp trực tiếp, tránh trường hợp đưa từ tay người này qua tay người khác.
- Thiệp mời nên chọn màu trung tính, phù hợp với thẩm mỹ của nhiều người.
- Trường hợp khách ở xa chúng ta nên gọi thông báo trước rồi mới gửi thiệp cho họ.
- Khi đưa thiệp trực tiếp nên thể hiện sự nồng nhiệt và vui mừng.
- Viết thông tin trên thiệp cẩn thận, đẹp mắt, không tẩy xoá.
Phía trên là những gợi ý kinh nghiệm cưới của Thuê áo cưới về cách mời đám cưới cho từng nhóm đối tượng khách phù hợp cho bạn tham khảo. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn có một bữa tiệc hoàn hảo, đầy đủ khách mời và suôn sẻ nhất. Sau tiệc cưới đừng quên gửi lời cảm ơn đến những vị khách của chúng ta nhé!