Không riêng gì nước ta, rất nhiều nước khác thuộc Đông Nam Á, khi tổ chức một lễ cưới hỏi không thể nào thiếu những tráp mâm quả. Đây được xem là điều cơ bản nhất trong các lễ cưới, nhà trai phải đưa những sính lễ mâm quả cưới sang nhà gái thì mới được đón dâu về nhà. Một nghi thức quan trọng biểu hiện tỏ rõ lòng tôn trọng, mong muốn rước cô dâu của nhà trai đối nhà gái.
Bạn đang chuẩn bị cưới vậy bạn có biết có bao nhiêu mâm quả và cách trưng bày nó như thế nào hay không? Đối với nhà có người lớn tuổi thì mọi chuyện này sẽ ổn thỏa vì họ đã có rất nhiều kinh nghiệm, nếu nhà không có người lớn hướng dẫn chúng tôi tin rằng bạn sẽ khá bối rối vấn đề này. Đừng lo lắng, hãy cùng thueaocuoi.vn tìm hiểu về vấn đề ngay bên dưới.
Tại sao lại có phong tục đưa tráp mâm cưới hỏi
Trước khi đến ngày cưới, ngày rước dâu, hai bên gia đình đã gặp mặt bàn bạc vấn đề ngày giờ cưới, lễ vật trong mâm quả cưới hỏi, nhà gái sẽ là nhà đưa ra yêu cầu số lượng tráp quả, nhà trai phải mang đầy đủ sính lễ khi đến ngày tân hôn.
Việc này có ý nghĩa như chúc mừng đôi uyên ương trẻ sẽ luôn may mắn, cuộc sống vợ chồng mặn nồng, ấm no hạnh phúc sống với nhau suốt đời,… qua hình ảnh của những món sinh lễ mang lại.
Ngoài ra, đây còn được xem là tấm chân thành nhà trai dành cho nhà gái, mở đầu cho sự kết giao hai bên luôn vững bền, trăm năm hạnh phúc.
Với thời hiện đại như ngày nay có rất nhiều chi tiết lễ nghi cưới bị lược bỏ qua, không còn được áp dụng vì một phần quá phức tạp hay không còn hợp với văn hóa lối sống ngày nay nhưng vẫn không thể thiếu mâm quả cưới.
Chính vì thế mà phong tục sính lễ khác nhau xuất hiện, nếu bạn là người miền Bắc thì phải theo quy tắc “ trong chẵn ngoài lẻ” với số mâm quả lẻ 3 5 7 hay nhiều hơn. Còn về người miền nam đơn giản hơn, cũng với quy tắc trên nhưng lại chọn số mâm chẵn hay vì lẽ. Còn một điều khác biệt đặc trưng giữa ngoài Bắc và trong Nam chính là trong lễ rước dâu người Bắc, người mẹ không được theo cô dâu về nhà chồng.
Mâm quả cưới hỏi gồm có những gì?
Tráp mâm cưới hỏi ngày nay đều là những món đồ quen thuộc gần gũi với người dân chứ không phải là những món quý giá như lời vua Hùng thứ 18 đã yêu cầu Sơn Tinh Thuỷ Tinh “một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
Tráp sính lễ cưới hỏi ngoài Bắc bao gồm: Trầu cau, bánh cốm hay bánh đậu xanh, chè thơm, Lợn quay Gà luộc xôi gấc, mứt sen trần, khay rượu và hoa quả.
Mâm quả cưới hỏi của người trong Nam: Trầu cau, khay trà rượu, bánh phu thê, trái cây, bánh kem, xôi gấc, heo quay và mâm vàng vòng nhẫn cưới.
Với những nhà ngoài Bắc thì sính lễ 7 mâm tráp là phổ biến nhất. Miền Nam thường là 6 mâm quả cưới hỏi, không có heo quay hay chỉ nhà có điều kiện mới thêm vào và mâm vàng nhẫn thì được cha mẹ cho riêng hoặc được đặt chung trên khay trà rượu. Chỉ có những vùng miền tây là tuân thủ 8 tráp sính lễ đầy đủ nhất.